Cách điều trị viêm gan b theo từng giai đoạn
Như ta đã biết thì viêm gan b là một căn bệnh khá phức tạp, nó được chia làm
nhiều giai đoạn bệnh khác nhau. Ở mỗi giai đoạn lại có cách điều trị viêm gan
b khác nhau. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu cách điều trị viêm gan b qua giai
đoạn dung nạp miễn dịch và giai đoạn hoạt động thanh thải miễn dịch.
Giai đoạn dung nạp miễn dịch
Đây là giai đoạn thường xảy ra ở trẻ em, nguyên nhân chính là do lây nhiễm từ
mẹ sang con. Ở giai đoạn này virus sao chép nhanh, nồng độ virus tăng nhưng do
hệ miễn dịch tiếp xúc với virut HBV từ khi còn chưa phát triển hoàn thiện nên
hệ miễn dịch không phân biệt virut HBV như một vật thể lạ nên không tấn công
các tế bào gan bị nhiễm virus.
Chính vì vậy mà giai đoạn này người bệnh tuy có nồng độ virus rất cao nhưng
lại không gây ra các tổn thương về gan, nồng độ men gan bình thường, sinh
thiết gan không có dấu hiệu bị viêm hoặc bị sơ hóa.
Các điều trị: Như đã nói ở trên giai đoạn này không có bất cứ dấu hiệu viêm,
tổn thương nào nên không cần phải điều trị bằng các loại thuốc kháng virus hay
bất kỳ một sản phẩm tăng cường chức năng gan nào. Nhưng giai đoạn này có thể
kéo dài nhiều năm, có thể lên tới 20-30 năm và nó có thể chuyển sang giai đoạn
hoạt động thải loại miễn dịch bất cứ khi nào (độ tuổi càng cao thì nguy cơ này
lại càng lớn).
Vì do có nồng độ virus viêm gan b cao nên nếu chuyển sang giai ddaonj hoạt
động sau thì bệnh có thể để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy
người bệnh cần đặc biệt chú ý, nên có kế hoạc đi khám định kỳ từ 1-2 lần / 1
năm để có thể đánh giá được tình trạng bệnh và có các phương pháo điều trị
ngay khi bệnh có các diễn biến khác.
Giai đoạn hoạt động thanh thải miễn dịch
Nguyên nhân: Nó thường xảy ra ở trong độ tuổi 20-40 ở những người bị nhiễm
virus viêm gan b lúc nhỏ, hoặc những người trưởng thành bị lây HBV. Lúc này
khi hệ miễn dịch đã phát triển hoàn chỉnh nên nó sẽ nhận ra sự có mặt của HBV
nên sẽ tấn công và làm tổn thương đến các tế bào gan bị lây nhiễm HBV để ức
chế và đào thải virus. Nhưng quá trình này lại khiến cho các tế bào gan bị tổn
thương, làm nồng độ men gan (ALT/AST) tăng cao, định lượng virus HBV DNA ở mức
cao. HBeAg (+).
Lúc này sinh thiết gan sẽ thấy tình trạng viêm tế bào gan và có thể có sự hình
thành các mô sẹo (mô xơ) ở gan. Người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu như chán
ăn, mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, rối loại tiêu hóa, vàng da vàng mắt...
Giai đoạn này sẽ kết thúc bằng việc chuyển đổi huyết thanh HBeAg về âm tính.
Điều trị:
Do giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm do đó nếu không điều
trị kịp thời thì sẽ gây tốn tưởng gan càng lớn và quá trình xơ hóa tế bào gan
diễn ra nhanh chóng hơn và để lại những hậu quả nghiêm trọng kể cả khi HBV
không hoạt động.
Vì vậy trong giai đoạn này người bệnh cần phải tích cực điều trị theo chỉ định
của bác sỹ bằng các loại thuốc kháng virus đặc hiệu để hạn chế được sự phát
triển của virus tấn công lá gan, hạn men gan và cỉa thiện được các triệu chứng
lâm sàn, phòng chống tiến triểu xơ gan.
0 Bình luận